Ứng dụng trong các nghiên cứu xã hội Hướng giấy vệ sinh

Nghiên cứu về "hướng giấy vệ sinh" là một công cụ giảng dạy quan trọng trong việc hướng dẫn các sinh viên ngành xã hội học thực hành chủ nghĩa kiến tạo xã hội.[32][2]

Trong bài viết "Chính trị phòng tắm: Giới thiệu cho sinh viên về tư duy xã hội học từ dưới lên"[2], giáo sư xã hội học Edgar Alan Burns của Viện Eastern Institute of Technology mô tả một số lý do khiến cho những quan tâm về giấy vệ sinh đáng được nghiên cứu. Vào ngày đầu tiên của khóa học nhập môn xã hội học của Burns, ông hỏi các sinh viên của mình: "Các em nghĩ cuộn giấy vệ sinh nên treo hướng nào?".[33] Trong 50 phút tiếp theo, học sinh sẽ xem xét lý do tại sao họ lại chọn câu trả lời, qua đó khám phá cấu trúc xã hội với "các quy tắc và thông lệ mà trước đây họ chưa bao giờ nghĩ đến một cách có ý thức".[34] Hoạt động của Burns đã được áp dụng trong một khóa học tâm lý xã hội tại Đại học Notre Dame, nơi nó được sử dụng để minh họa các nguyên tắc trong tác phẩm kinh điển năm 1966 của BergerLuckmann The Social Construction of Reality (Sự kiến tạo xã hội về thực tại).[32]

Christopher Peterson, giáo sư tâm lý học tại Đại học Michigan, đã phân loại việc lựa chọn hướng giấy vệ sinh theo "thị hiếu, sở thích và sự ưa chuộng", trái ngược với các giá trị hoặc "thái độ, đặc điểm, chuẩn mực và nhu cầu". Các sở thích cá nhân khác mà ông đưa ra cũng bao gồm đồ uống cola yêu thích hoặc đội bóng yêu thích. Theo Peterson, sở thích là một phần quan trọng của bản sắc; người ta mong đợi và ưa thích những người khác nhau có những sở thích khác nhau; điều này nhằm thoả mãn "cảm giác về sự độc đáo" của một người. Sự khác biệt về sở thích thường dẫn đến hành vi trêu chọc và khiển trách nhẹ nhàng. Đối với hầu hết mọi người, sở thích không gây ra sự chia rẽ nghiêm trọng do xung đột về giá trị gây ra; một ngoại lệ có khả năng xảy ra là điều mà Peterson gọi là "những kẻ 'cau có' trong số chúng ta", những người muốn nâng tầm sở thích thành các vấn đề đạo đức.[35]

Morton Ann Gernsbacher, giáo sư tâm lý học tại Đại học Wisconsin–Madison, đã so sánh cách treo cuộn giấy vệ sinh với hướng của dao kéo trong máy rửa bát; việc lựa chọn ngăn kéo nào trong tủ ngăn kéo để đặt tất và thứ tự đặt tất của một người; thứ tự gội đầu và thoa bọt lên cơ thể khi tắm. Trong mỗi sự lựa chọn, có một giải pháp nguyên mẫu được đa số lựa chọn và theo bà, thật hứng thú khi có thể đưa ra những lời giải thích đơn giản về việc thiểu số phải khác biệt như thế nào. Gernsbacher cũng liên hệ và cảnh báo rằng, các thí nghiệm về hình ảnh thần kinh học (neuroimaging) phải cố gắng tránh những thành kiến và khuôn mẫu văn hóa như trên.[36]

Trong cuốn sách Conversational Capital (Vốn đàm thoại) của mình, Bertrand Cesvet lấy vị trí đặt cuộn giấy vệ sinh làm một ví dụ về hành vi được nghi thức hóa—một trong những cách mà các nhà thiết kế và nhà tiếp thị có thể tạo ra trải nghiệm đáng nhớ xung quanh một sản phẩm dẫn đến động ;ực truyền miệng (word-of-mouth momentum). Các ví dụ khác của Cesvet bao gồm lắc một chiếc hộp kẹo Tic Tac và cách tách gỡ bánh quy Oreo.[37]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hướng giấy vệ sinh https://www.theguardian.com/commentisfree/2021/jul... http://v3.espacenet.com/textdoc?DB=EPODOC&IDX=US44... https://www.hygienesuppliesdirect.com/toilet-roll-... https://www.rd.com/article/hanging-toilet-paper-wr... https://www.maxim.com/news/toilet-paper-direction-... http://www.americanstandard-us.com/pressroom/ameri... https://archive.org/details/bathroomcompanio0000bu... https://doi.org/10.2307%2F3211429 https://www.jstor.org/stable/3211429 https://web.archive.org/web/20100629115947/http://...